M

Đại hội Thế giới SIGNIS 2021 sẽ diễn ra tại Seoul Hàn Quốc

(CGOL) Trong cuộc họp thường niên, hội đồng quản trị của SIGNIS, Hiệp hội Truyền thông Công giáo Thế giới, đã bầu ra địa điểm cho Đại hội Thế giới 2021 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Năm 2019, tổ chức  tại New Delhi  Ấn Độ có  khoảng 120 người tham gia
Cứ bốn năm một lần, SIGNIS tổ chức sự kiện quốc tế để các thành viên, cộng sự và bạn bè của hiệp hội gặp gỡ, thảo luận và trao đổi ý kiến ​​về tương lai của truyền thông. Đại hội thế giới tiếp theo tới đây sẽ được tổ chức vào năm 2021, tại Seoul, Hàn Quốc.
Seoul, là một trong những thành phố hấp dẫn nhất thế giới, với lịch sử hơn 600 năm là thủ đô của Hàn Quốc từ triều đại Chosun (1392-1910) nơi đây là biểu tượng cho sự phát triển kinh tế và văn hóa năng động của Hàn Quốc. 
Một điều đáng chú ý về Giáo hội Công giáo ở Hàn Quốc là  không bắt đầu với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo nước ngoài, mà thông qua hoạt động của những giáo dân địa phương đã biết về Chúa Giêsu nên những người này, họ đã truyền bá Phúc âm đến với nhiều người.
Về vị trí địa lý của Hàn Quốc nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nên giữ vai trò quan trọng trong việc truyền giáo của khu vực. Số tín đồ Công giáo ở Hàn Quốc chiếm khoảng 11% toàn bộ dân số (khoảng 5,8 triệu tín đồ) và Giáo hội Công giáo Hàn Quốc rõ ràng là người năng động nhất ở Đông Bắc Á.
Tháp truyền hình Namsan, ngọn tháp được xem là biểu tượng Effel của Hàn Quốc
Nhà thờ Myeongdong, nằm ở trung tâm trung tâm thành phố Seoul, là Nhà thờ Chính tòa Tổng giáo phận Seoul và đã trở thành một biểu tượng cho sự hiện diện của Giáo hội Công giáo tại Hàn Quốc.
Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ đồng trinh
Một số đền thờ ở Seoul để tưởng nhớ các liệt sĩ Công giáo Hàn Quốc. Như đền thờ Jeoldoosan, được xây dựng trên nơi hành quyết của các vị tử đạo, là một trong những nơi được các tín hữu Công giáo Hàn Quốc viếng thăm nhiều nhất để hành hương.
Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thánh Andrew Kim, linh mục Công giáo đầu tiên của Hàn Quốc, người đại diện cho các vị tử đạo Hàn Quốc và là người được các tín hữu Công giáo Hàn Quốc kính trọng nhất.
Hàn Quốc cũng có thể được gọi là vùng đất của các vị tử đạo, vì Giáo hội Công giáo tiếp tục phát triển dựa trên dòng máu của họ.
Đại học Công giáo Hàn Quốc, do Tổng giáo phận Seoul điều hành, là địa điểm và nơi cư trú được đề xuất cho SWC 2021, nằm ở ngoại ô thành phố Seoul, và có các cơ sở tốt như phòng hội nghị, nhà ăn và các tòa nhà cư trú được đặt theo tên của hồng y đầu tiên của Hàn Quốc Stephen Kim.  
DMZ (Khu phi quân sự), phân chia Nam và Bắc Triều Tiên, cách thành phố Seoul khoảng 40 km (40 phút lái xe) và là một trong những điểm đến dự kiến ​​cho hoạt động văn hóa của Đại hội Thế giới tại Seoul. 
Trong quá khứ, SIGNIS đã tổ chức các Đại hội Thế giới tại Rome (2001 và 2014), Lyon (2005), Chiang Mai (2009) và Québec City (2017) và 2021 se tổ chức tại Seoul Hàn Quốc
Được biết SIGNIS, là Hiệp hội Truyền thông Công giáo Thế giới .
Phóng viên của Công Giáo Online sẽ có mặt tại đại hội thế giới SIGNIS 2021 để trường thuật trực tiếp đến với quý bạn đọc.
                                                                                                                                                             Trần Thanh

Hội nghị các nhà báo Công giáo châu Á: Cùng nhau loan báo các giá trị Tin Mừng

Trong những ngày vừa qua, tại Kuala Lumpur thủ đô Malaysia, 18 nhà báo Công giáo đến từ 12 quốc gia châu Á tham gia hội nghị về chủ đề “Báo chí hòa bình trong một nền văn hóa lan truyền”. Các tham dự viên đã cam kết dấn thân thúc đẩy các giá trị Tin Mừng, loại trừ hình thức giật gân, đấu tranh loại trừ tin giả.
Một cuộc họp báo tại Vatican hồi năm 2018
Buổi gặp gỡ do SIGNIS, một hiệp hội truyền thông Công giáo thế giới, thuộc vùng Châu Á tổ chức. Trong bản tuyên bố chung kết được gửi cho Hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo có đoạn viết: “Chúng tôi sẽ loan báo Tin Mừng, bởi vì chúng tôi đã được rửa tội và được Chúa sai đi. Chúng tôi từ chối chủ nghĩa giật gân và tin giả trong các ấn phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cam kết tôn trọng các giá trị Tin Mừng của sự thật, trung thực và minh bạch trong công việc phục vụ của chúng tôi”.
Bản tuyên bố lặp lại chủ đề của Tháng Truyền giáo đặc biệt “Được chịu phép rửa và được sai đi: Giáo hội của Chúa Kitô trong sứ mạng giữa thế giới”, sẽ được cử hành vào tháng 10 sắp tới.
Tại buổi gặp gỡ, các nhà báo, biên tập viên, phóng viên đã chia sẻ tình hình xã hội văn hóa và chính trị của các nước. Qua đó các nhà báo biết được những thách đố mà các nhà truyền thông Công giáo phải đối diện trong sứ vụ của họ. Hội nghị chỉ ra một số lo ngại chung như: sự suy giảm độc giả trong bối cảnh truyền thông xã hội, các nhà cầm quyền đối nghịch, khủng hoảng tài chính, thiếu kỹ năng cần thiết, việc đào tạo cho các nhà báo Công giáo. Các tham dự viên đã nhắc lại tầm quan trọng sự hiện diện của Giáo hội giữa bối cảnh xã hội và chính trị khó khăn trong lục địa Á châu.
Trong khuôn khổ này SIGNIS ASIA sẽ tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà báo trẻ, và cam kết thúc đẩy sự hiệp nhất và hòa bình giữa các thành viên và giữa các công dân của các quốc gia, khuyến khích việc hợp tác đại kết và liên tôn. Hội nghị cũng đề xuất thành lập một “Hiệp hội Báo chí Công giáo châu Á” dưới sự bảo trợ của SIGNIS ASIA phối hợp với Ban Truyền thông của Hội đồng Giám mục châu Á
Ngọc Yến – Vatican


Đức Thánh Cha chia buồn vụ cháy tàu ngầm ở Nga

Trước thảm kịch cháy tàu ngầm ở Nga, Đức Thánh Cha chia buồn và cầu nguyện cho các nạn nhân.

Tàu hải quân và tàu ngầm tại cảng Severomorsk, Nga - ảnh chụp 31/7/2016 
Một tàu ngầm của Nga được xác định bị cháy hôm 1/7 làm chết ít nhất 14 thuỷ thủ. Quyền giám đốc Phòng báo chí Toà thánh, ông Alessandro Gisotti, cho biết: “Đức Thánh Cha được thông báo về thảm kịch cháy tàu ngầm của Nga. Ngài bày tỏ sự chia buồn và gần gũi với gia đình các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này”.
Vụ cháy đã xảy ra từ thứ Hai 1/7, nhưng hôm qua 2/7, Bộ Quốc phòng Nga mới cho biết tin tức. Ít nhất 14 thuỷ thủ đã chết vì ngộ độc khói do hoả hoạn. Thông tin chỉ cho biết rằng, tàu ngầm đã tham gia vào một nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản. Hiện tàu được đưa đến căn cứ quân sự Severomorsk ở phía bắc.
Năm 2000, 118 thủy thủ đã chết do hai vụ nổ trên tàu ngầm Kursk của Nga. (CSR_3956_2019)
Văn Yên, SJ - Vatican

Buổi hòa nhạc Giáng sinh tại Vatican.

Thứ bảy, ngày 15 tháng 12, tại Đại Thính đường Phaolô VI của Vatican buổi hòa nhạc Giáng sinh sẽ được tổ chức, sau đó sẽ được phát trên Kênh 5 (Mediaset) trong đêm Giáng sinh vào lúc 9.30 (giờ Rôma) và ngày hôm sau ngày 25 tháng 12 lúc 13.30.
Buổi hòa nhạc Giáng sinh tại Vatican
Buổi hòa nhạc Giáng sinh tại Vatican
Một buổi tối của âm nhạc và tình liên đới sẽ diễn ra. Vào ngày 14 tháng 12, các nghệ sĩ sẽ gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô, ĐTC sẽ chia sẻ với họ quan điểm của Ngài về giáo dục; ngày hôm sau họ sẽ lên tiếng về tình trạng của người di dân và tị nạn, và đặc biệt là những người trẻ bị buộc phải trốn chạy khỏi nơi sinh sống, phải bỏ việc học và kế hoạch cuộc sống của mình.
Buồi hòa nhạc ủng hộ hai can thiệp: Đầu tiên, được thực hiện bởi Tổ chức phi lợi nhuận của các vị Thừa sai Don Bosco Valdocco ở Uganda, nơi nhiều người đến từ các quốc gia láng giềng trong cuộc khủng hoảng đã tìm được nơi trú ẩn (trước hết Nam Sudan, trong chiến tranh từ năm 2013). Trong trại tị nạn của Palabek, được mở cửa vào tháng 4 năm 2017 và hiện là nơi đón tiếp 40.000 người tị nạn, các tu sĩ Dòng Don Boscô muốn đầu tư vào đào tạo nghề cho những người trẻ.
Thứ hai đến từ Tổ chức Scholas Occurrentes can thiệp vào Erbil, Iraq, nơi chiến tranh đã đặt gánh nặng vào tương lai của cả một thế hệ. Đối với hàng ngàn trẻ em và thanh thiếu niên sống trong các trại tị nạn, đi học là khả năng cứu chuộc duy nhất: Scholas muốn xây dựng hòa bình thông qua các hoạt động công dân, văn hóa, nghệ thuật và thể thao.
Có thể hỗ trợ các dự án bằng cách gửi tin nhắn liên đới tới số 45530, đã được kích hoạt và có hiệu lực cho đến ngày 15 tháng 1 năm 2019. Các ngôn ngữ của âm nhạc và nghệ thuật, liên quan đến Giáng sinh mừng Con Thiên Chúa đến ở trong điều kiện mong manh của con người, giúp mở rộng trái tim đến những người túng thiếu. Vì lý do này, tại Buổi hòa nhạc, một số người di cư và người vô gia cư đã được mời tham dự.
Buổi hòa nhạc do Bộ Giáo dục Công giáo của Tòa thánh xúc tiển, Prime Time Promotion tổ chức; được ủy thác cho các trường học, các trường đại học Công giáo thực hiện.
Ngọc Yến –
Nguồn: Vatican

Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi giúp Phi châu

Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Đức TGM Bernardito Auza, kêu gọi tăng cường các đạo quân bảo hòa của LHQ tại Phi châu đồng thời hỗ trợ việc giáo dục cho giới trẻ tại đại lục này để phát huy tiềm năng mạnh mẽ của họ.
 20170407 AuzaĐức TGM Auza bày tỏ lập trường trên đây hôm 20-11-2018, trong cuộc thảo luận mở của Hội đồng bảo an LHQ về việc củng cố các chiến dịch bảo hòa tại Phi châu. Đức TGM ghi nhận rằng hiện nay có 7 chiến dịch bảo vệ hòa bình của LHQ qua các đạo quân bảo hòa, quen gọi là ”quân đội mũ xanh”. Sự hiện diện của họ là dấu chỉ rõ ràng nhất về sự hiện diện và dấn thân của LHQ trên thế giới. Nhiều khi các đoàn quân này phải hoạt động trong những hoàn cảnh rất khó khăn và nguy hiểm.
 Kêu gọi đầu tư vào việc giúp Phi châu
 Đức TGM Auza nói: ”Tuy các chiến dịch này tốn kém, nhưng các phí tổn ấy rất là nhỏ bé so với các chi phí quân sự trên thế giới, vì thế cộng đồng quốc tế cần sẵn sàng đầu tư trong lãnh vực này, như ông Tổng thư ký LHQ đã nhận xét: ”Cơ may thành công trong các chiến dịch bảo hòa sẽ gia tăng rất nhiều nếu chúng ta cộng tác với các quốc gia thành viên LHQ và chia sẻ gánh nặng, rủi ro và trách nhiệm. Chúng ta cần một bước nhảy vọt trong sự dấn thân tập thể”.
 Quan tâm đến việc đào tạo người trẻ ở Phi châu
 Đức TGM đại diện Tòa Thánh tại LHQ cũng nhấn mạnh rằng ”Để có một sự dấn thân thực sự hữu hiệu và có tính chất tập thể, chúng ta phải nhìn đến các dân tộc trẻ trung và đầy sức mạnh ở Phi châu, họ đáng được đạt tới một nền giáo dục có chất lượng và có công việc xứng đáng để thi thố những tiềm năng lớn lao của họ; cần giúp những người trẻ Phi châu trở thành những người giữ vai chính trong việc xây dựng đất nước của họ và đảm trách vai trò của những nhà lãnh đạo tương lai. Chẳng vậy, sẽ có một thực tại đau buồn là nhiều người trẻ Phi Châu không được học hành và huấn luyện. Và một khi không có viễn tượng tương lai, họ trở thành mồi cho các vụ khai thác bóc lột trong tương lai và bạo lực. Như một biện pháp phòng ngừa, Cộng đồng quốc tế, đặc biệt qua các sứ vụ của các đội quân bảo hòa của LHQ, cần gia tăng sự cộng tác với dân chúng địa phương, để tận dụng tốt đẹp những tài nguyên rất lớn lao về nhân sự và thiên niên mà Phi châu có được”.
 Tố giác nạn bóc lột tài nguyên phong phú của Phi châu
 Sau cùng, Đức TGM Auza cảnh giác rằng tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Phi châu trở sẽ thành một sự chúc dữ cho đại lục này nếu sự khai thác các tài nguyên ấy không mang lợi ích cho dân chúng, hoặc tệ hơn nữa, khi chiến tranh và xung đột được đẩy mạnh hoặc do người ta gây ra một cách giả tạo như hỏa mù che đậy những vụ khai thác bất hợp pháp các nguồn tài nguyên quí giá ấy của Phi châu” (Rei 21/11/2019)
G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Vatican

Tình nguyện viên Công giáo tiếp đón người tị nạn Venezuela

Tình nguyện viên Công giáo tiếp đón người tị nạn Venezuela 

***
Trong khi thế giới đang hướng mắt đến tình hình căng thẳng tại biên giới miền nam nước Mỹ do các đoàn di cư từ khu vực Trung Mỹ đang chờ đợi được cấp phép nhập cư, thì có một nhóm di dân khác đang được hỗ trợ khẩn cấp tại biên giới giữa Colombia với Venezuela.
Tại đây, một hàng dài người Venzuela đang xếp hàng chờ đợi được nhận phần ăn là mì cá ngừ. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau ở nước này, với ý định tiếp tục cuộc hành trình đến phía nam của châu Mỹ Latinh, có thể là Peru.
Họ được tiếp đón bởi các tình nguyện viên Công giáo, những người góp sức với mong muốn giúp cho những người dễ bị tổn thương này qua được cơn đói. Đây là việc hằng ngày của hơn 200 cộng tác viên của “Divina Providencia”, một căn-tin của cộng đoàn Công giáo ở khu vực Villa del Rosario, Norte de Santander, cách cầu quốc tế Simón Bolívar chưa đầy 500m. Cầu quốc tế Simón Bolívar bắc qua con sông Tachira, phân chia Colombia với Venezuela.
Nhóm tình nguyện viên gồm cả người Colombia và Venezuela hoạt động dưới sự điều phối của giáo phận Cucucta (Colombia) và các giáo xứ trong vùng, nhận hàng hóa thực phẩm từ Ngân hàng Lương thực Thế giới, nơi quản lý hàng hóa cứu trợ của Liên Hiệp Quốc. Họ chuẩn bị khoảng 3.000 suất ăn mỗi ngày.
“Cuộc khủng hoảng kinh tế và tình trạng khan hiếm lương thực đã khiến chúng tôi phải rời khỏi Venezuela. Tôi ở đây để giúp đỡ đồng hương”, Alexis José Rivero López, người Venezuela đã đến Colombia cách đây 10 tháng chia sẻ. Hiện anh đang phụ bếp tại căn tin “Divina Providencia”, vừa để có việc làm, vừa giúp đỡ được những người đồng cảnh ngộ.
Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,3 triệu người đã rời bỏ Venezuela kể từ năm 2014 khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu xảy ra. Colombia đã chào đón khoảng 1 triệu người Venezuela nhập cư và khoảng gần 1 triệu người khác xin tị nạn tại Peru.
Gia Hy 
Nguồn: hdgmvietnam.com

Cậu bé đặc biệt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng

Tại buổi tiếp kiến chung ngày 28.11.2018 của Đức Phanxicô có một cậu bé bị tự kỷ và câm không quan tâm đến các nhân viên an ninh. Bé vô tư đi lại trong đại thính đường Phaolô VI, chạm vào vệ binh xem là người thật hay bức tượng.
Đức Thánh Cha không những không phật lòng mà còn cười vui cùng cậu. Mẹ cậu bé đã cố gắng đến đưa cậu bé đi nhưng không được.
Sau đó, Đức Phanxicô đã khiến mọi người ngạc nhiên khi ngài giải thích: “Cậu bé này không thể nói, nhưng cậu biết cách giao tiếp. Cậu biết cách thể hiện bản thân. Cậu bé đã khiến tôi suy nghĩ. Cậu thật sự tự do. Một sự tự do không kiểm soát… nhưng cậu tự do. Điều đó làm tôi nghĩ, tôi có tự do như thế trước Chúa? Khi Chúa Giêsu bảo rằng chúng ta phải trở nên giống trẻ con, Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải có sự tự do của một đứa trẻ trước Cha mình. Tôi nghĩ cậu bé đã rao giảng cho tất cả chúng ta. Hãy cùng cầu xin ân sủng để cậu bé có thể nói được”.
 
 
 
 
 
Thiện Tâm
Nguồn:  (theo Romereports)

Câu chuyện về những nữ tù nhân làm chuỗi Mân Côi cho Ngày Giới trẻ Thế giới

Câu chuyện về những nữ tù nhân làm chuỗi Mân Côi cho Ngày Giới trẻ Thế giới
 Zuleima đến từ Venezuela. Trong hơn hai năm, cô đã sống trong Trung tâm Phục hồi “Cecilia Orillac de Chiari” ở Panama.
 Cùng với 59 tù nhân khác, cô tham gia trong phân xưởng này để làm những cỗ tràng hạt sẽ được phân phối cho những người tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới (NGTTG).
“Ở đây tôi có cảm giác như chúng tôi không bị tước đoạt tự do.” “Tôi là một tín hữu Cơ Đốc Phục lâm, nhưng tôi tin vào Thiên Chúa. Phân xưởng này là cách làm cho chúng tôi cảm thấy mình không bị sao lãng. Chúng tôi tự hào vì đây sẽ là góp phần vào một sự kiện toàn cầu.”
 Anh trai cô gần đây đã bị giết ở Venezuela. Zuleima hy vọng sẽ có thể đem những người còn lại của gia đình mình đến Panama ngay sau khi cô ấy đã thụ án.
 Phân xưởng này giúp cô cảm thấy mình hữu ích, một quan điểm mà các bạn đồng cảnh của cô cũng chia sẻ. Ví dụ, Johana nói điều này giúp cô nên cô ấy cảm thấy mình không bị xã hội bỏ rơi. Cô đang háo hức chờ đợi để kết thúc án tù của mình và ôm lấy ba đứa con của mình.
 Johana Rodriguez, nữ tù nhân:
“Tôi sẽ nói với các con tôi rằng mọi điều nhỏ bé chúng ta đang làm ở đây là từ trái tim. Mỗi người trong chúng ta đặt những điều tốt nhất của mình trong mỗi khi lần hạt Mân Côi. Chúng tôi đặt rất nhiều tình yêu và sự quan tâm vào mỗi người.”
 Tất cả những người tham gia phân xưởng này đều chia sẻ cảm giác đau lòng vì đã thất bại trong những phần việc của cuộc đời họ. Tuy nhiên, họ khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau.
 Ana Yancy Hurtado, nữ tù nhân:
“Đó là điều giúp chúng ta tiếp tục, có hy vọng, một nguồn ánh sáng trong bóng tối.” “Ở đây chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu tích cực đó và trở thành những người tốt có thể tiếp cận những gì chúng ta đã mất.”
 Johana Rodriguez, nữ tù nhân:
“Công việc này hiệp nhất và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Có những khoảnh khắc, khi chúng tôi cầu nguyện, rằng chúng tôi cảm thấy Chúa Thánh Thần trong lòng chúng ta và chúng tôi khóc. Chúng tôi nói với nhau về những trải nghiệm của mình. Điều này là quan trọng, vì vậy những người khác nhận ra rằng tất cả mọi thứ ở đây không phải là xấu. Nếu chúng tôi phạm sai lầm, chúng tôi đã có thể tiến lên phía trước và thấy rằng những gì đã xảy ra với chúng tôi chỉ là quá khứ.”
 Trung tâm Phục hồi nơi những phụ nữ này bị giam giữ cũng mang đến cho họ cơ hội học tập tại Đại học Panama. Tất cả họ đều có những khó khăn, nhưng ở đây họ được cung cấp cơ hội để nhìn về tương lai với niềm hy vọng.
Nguyễn Minh Sơn
Nguồn: giaophanvinhlong

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama